
Mình nghĩ, bên cạnh tốc độ và khối lượng công việc, Ningenkankei (人間関係-quan hệ đồng nghiệp) cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bạn làm việc trong công ty Nhật.
Nếu như trong văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, các mối quan hệ cấp bậc, đồng nghiệp trong công ty có phần “dễ thở”, nhân viên có thể góp ý thẳng thắn với cấp trên, nhân viên mới vô có thể trình bày ý kiến trước các nhân viên lâu năm.v.v…thì ở công ty Nhật, mối quan hệ, cách thức giao tiếp giữa cấp trên-nhân viên, người làm lâu năm-nhân viên mới được phân định rất rõ ràng, và có phần khắc khe hơn nhiều so với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc doanh nghiệp các nước Châu Âu, Châu Mỹ.
Trong bài viết này, mình sẽ liệt kê một số mẫu câu quan trọng, các bạn nên thuộc lòng để có thể sử dụng nhuần nhuyễn khi cần phải nhờ vả, chỉ trích hoặc lưu ý điều gì đó với cấp trên, đồng nghiệp người Nhật mà không gây “mất lòng” nhau nhé!
⭐️ Nguồn tham khảo từ website: きいろわビズ
NỘI DUNG TÓM TẮT
Khi Muốn Mở Đầu Câu Chuyện Khó Nói
Các bạn có đồng ý với mình rằng trong công sở có rất nhiều chuyện…khó nói không? (cười)
Ví dụ là chuyện xin phép nghỉ làm về quê, xin phép về sớm, xin phép được đi trễ, trình bày về lỗi trong công việc v.v..Những lúc như vậy, bạn nên dùng mẫu câu sau để mở đầu câu chuyện nhé!
「ちょっと相談したいことがあるんだけど」
Tình huống ví dụ
言いにくい話を切り出すときの話し方例
あなた「部長、ちょっと相談したいことがあるんですけど・・・お時間よろしいでしょうか?」
部長 「どうした?」
あなた「実は今日の取引先でのプレゼンでミスをしてしまいまして・・・」← 警戒心を与えてないため、最初の一言が出やすい
部長 「どんなミスをしたんだ?」
あなた「実は・・・」
Khi Muốn Nhờ Vả Việc Gì Đó Không Quan Trọng
Sử dụng trong trường hợp bạn muốn ngỏ lời nhờ đối phương photo giấy tờ, dọn dẹp bàn, kiếm tài liệu v.v.., bạn nên sử dụng câu sau để bắt đầu câu chuyện nhé!
Đây cũng là một cách nói "vòng vo tam quất" kiểu Việt Nam, vì chuyện nhờ vả cũng không quan trọng lắm, nên bạn có thể nói chuyện nào đó không liên quan và vờ như sực nhớ ra chuyện cần nói. (cười)
「そうだ、それで思い出したんだけど~」
Tình huống ví dụ
重要じゃないけど頼みづらいお願いの話し方例
あなた「部長、先ほどの書類、訂正したものを部長のデスクの上に置いておきました。確認して置いてください。」
部長 「デスクの上な、わかったよ。ご苦労様。」
あなた「あ!デスクで思い出したんだけど、○○さん(あなた)のデスク散らかってきたから、整理しとくように」
部長 「あ、はい。すいません。」
あなた「よろしく。書類ありがとな。」 ←話題をすぐ戻すのもコツ
Khi Muốn Lưu Ý Một Hành Động Không Đúng Nào Đó Của Đồng Nghiệp
Để tránh làm người nghe khó chịu hoặc tổn thương, bạn nên bắt đầu câu chuyện bằng câu sau nhé!
「気付いてないと思うんだけど~」
Hoặc
「わざとじゃないと思うんだけど・・・」
Tình huống ví dụ
やむを得ず注意をするときにうまくいく話し方例
あなた「だいぶ電話応対良くなってきたね。」
部下 「ありがとうございます。」
あなた「その調子で頼むよ。あと、気付いてないと思うんだけど、所々語尾が上がるクセがあるみたいだから、そこを直すともっといいと思うよ。」
部下 「あ、わかりました。気をつけてみます。」
Khi Muốn Nhờ Chỉnh Sửa Việc Gì Đó (Văn Bản, Thuyết Trình, Mail v.v..)
Cách nói này được sử dụng khi bạn vừa muốn nhờ đối phương chỉnh sửa, và vừa muốn động viên, khích lệ tinh thần đối phương.
「いいね。あえて付け加えると~」
Hoặc
「あとは、〜」
Tình huống ví dụ
反感を買うことなくやり直しをお願いする話し方例
相手 「先輩、僕の営業トークどうでしたか?」
あなた「いい感じだったよ、すごいわかりやすかった!あえて付け加えると/あとは、お客さんの目を見ながら話せるようになると完璧だね」
Chào bạn!
Mình đọc những bài này thấy rất bổ ích. Rất cảm ơn bạn đã chia sẻ. Những kiến thức như thế này học ở trường lớp cũng không học được. Nay đọc được những kiến thức này mình rất mừng và cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tiếng nhật. Mình có thể nêu một góp ý nhỏ được không? Nếu được mình xin chủ top chỉ thêm phần phiên âm hiragana trên chữ kanji và dịch chi tiết từng ví dụ cụ thể trong bài được không ạ? Vì mình và nhiều bạn đang và mới bắt đầu học tiếng nhật nên còn rất yếu kém cũng chưa thể nào hiểu hết và hiểu đúng ý nghĩa của câu được ạ. Một lần nữa cám ơn bạn vì những chia sẻ đầy ý nghĩa.
Thân chào.
Cảm ơn bạn đã góp ý rất nhiều. Thật ra mình có nghĩ đến việc này khi viết bài nhưng vì các bài viết này mình tập trung cho trình độ tiếng Nhật trung cấp nên không phiên âm và giảng giải chi tiết. Vì nếu giảng giải nhiều bài viết sẽ bị loãng nên nếu lỡ có từ nào trong bài bạn đọc không rõ thì giúp mình bỏ thời gian ra tra nhé! Hoặc có thể comment bên dưới, mình sẽ trả lời.